Sự mục rữa của Cafe concept

Có vẻ cafe concept có vẻ không biến mất dần mà thay vào đó: chúng biến chất.

Tuy không phải người đánh giá quán xá chuyên nghiệp, nhưng thời gian mỗi ngày mình ngồi cafe lêu hêu nghe nhạc, đọc sách, tha thẩn nhìn mây trời và chơi game tính tổng lại có thể đủ lên rank tiến sỹ khoa học ngành giáo dục kinh tế cho trẻ mầm non. Số lượng quán cafe nơi có dấu tóc mình rụng để ghi cho đủ thì chắc cũng kín 1 mặt tờ giấy A0.

Và mình nhận ra các quán cafe concept, trên thực tế là dựng lên một cái hộp studio nhiều góc trông hơi chảnh để chị em vào chụp hình kèm bán nước và làm những thứ linh tinh, đang ngày càng mục rữa trong thân thể của chính chúng.

Đầu tiên, các quán cafe concept càng ngày càng giống nhau. Bạn cực kỳ khó gọi tên quán nào là quán nào, ở đâu cũng đều có bàn ghế gỗ, 1 cái khay gỗ, khung cửa sổ ốp gỗ, đèn kiểu cách viền kim loại sơn đen, sàn tường thì màu xi măng hoặc mấy màu trung tính lờ nhờ đi kèm với một cái khung kính đựng mấy món bánh trái cơ bản. Menu bắt chước nhau đến 90%, ở đâu cũng cafe muối, cafe kem béo, ô long trân châu, matcha latte… Chất lượng đồ uống thì tùy tay pha nhưng đã là quán cafe concept thì mọi thứ cứ như những bản copy rất tệ từ 1 bản copy rất tệ ban đầu.

Nhưng thôi thì cứ cho việc các quán copy lẫn nhau thì cũng y như đi cafe chuỗi: Phuck Long, Starscuck, The Coffee Sauce… đều chẳng phải chuỗi cả mà ở nhiều chỗ dù bài trí khá nhau thì vẫn chung ngôn ngữ thiết kế đó sao? Sự vay mượn của cafe concept không dẫn đến diệt vong, chúng chỉ đơn giản là dấu hiệu của sự lười tư duy trong đầu chủ quán: thằng hàng xóm mở ngon ăn chắc mình làm cũng sẽ hốt bạc.

Cũng chẳng sai nếu không dính vào vấn đề số 2: khách biến chất.

Cafe concept yêu cầu bài trí ở mức chấp nhận được, chí ít lên ảnh phải chảnh để bạn phây nhìn thấy phải đập bàn phím ầm ầm, đấm màn hình bôm bốp vì tức rồi hậm hực lên đồ, make up thật đẹp đến một quán đẹp hơn thế để bằng chị bằng em. Tâm lý này giảm sự trung thành của khách đến quán: đại đa số khách qua chơi, chụp choẹt, mang lại nguồn thu cho quán trong nhất thời, chỉ một số ít biến thành khách hàng trung thành do gần nhà, tiện đường, đồ ngon, wifi khỏe hoặc nhân viên tươi roi rói, cười nói cả ngày.

Những khách trung thành thường dẫn theo bạn bè tạo thành nhóm nhỏ làm nhiều trò tại quán mà trong đấy phổ biến nhất là cờ bạc. Cafe concept quán vắng, người thưa, có một nhóm ngồi rảnh rang chẳng có gì làm lại chả xòe quạt hết ngày? Khách trung thành hú hét biến không gian thành cái sở thú, thiếu mỗi đu cành là đủ bộ. Sự huyên náo, ồn ào ngăn cản khách mới đến, gây thiệt hại trực tiếp cho quán trong tương lai gần.

Khách biến chất dẫn đến vấn đề số 3: nhân viên biến chất.

Khách chơi được nhẽ nhân viên không chơi được? Chơi mạnh í chứ! Nhân viên gọi bạn đến, lập sới giờ vắng, chiếm 2-3 cái bàn, điều hòa phả vào mặt ui mát quá! Nước thiếu thì rót thêm, ngồi thế đến đêm, khách qua gọi đồ kệ khách đã. Xong ván này rồi làm gì làm.

Vậy là cafe concept từ một nơi thanh cảnh dùng để chụp ảnh cúng phây thành một tụ điểm hò hét, đánh bạc, bật nhạc quẩy tóp tóp rồi hóp má chửi vọng từ bàn này qua bàn khác. Vốn nhỏ, quản lý cũng không khó, có thể hét giá vào mặt khách tương đương các quán cafe premium hoặc daily luxury nên các quán cứ đua nhau mọc, sớm nở tối tàn không màng phát triển.

Điều đáng chán nhất có lẽ không phải vì mình không thể qua một nơi quen thuộc bởi vì chúng đã biến chất, mà vì cảm giác nghi ngờ dành cho những góc đáng lẽ phải rất đáng yêu


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin tác giả


Tìm kiếm


Danh mục