Dù là cái nôi của Đạo giáo, Phật giáo, Khổng giáo và vô vàn giáo khác dạy con người hòa hợp với tổng thể; Châu Á hiếm khi thể hiện sự hài lòng một cách dễ dãi.
Nếu trẻ được 9, không ngạc nhiên nếu câu hỏi trẻ nhận được là: tại sao bạn được 10 không phải là con?
Hoặc nếu trẻ mắc lỗi, con đường giáo dục duy nhất từ gia đình là trừng phạt thay vì coi lỗi là một phần tất yếu của quá trình trưởng thành. (Dù ở hướng ngược lại, trừng phạt không nhất thiết phải là con đường duy nhất của giáo dục.)
Để dạy trẻ cảm thấy không hài lòng với chính mình, chắc chắn quá trình giáo dục phải có chút cài cắm vào việc làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, ít nhất là trong mắt người nuôi dạy. Hệ quả tất yếu là khi trưởng thành cùng thời gian, trẻ sẽ luôn cảm giác mình cần phải gồng mình chứng minh bản thân với một nhân vật giả tưởng nào đó ngoài chính chúng.
Sự không hài lòng được dùng làm động cơ tự thể hiện, tự chứng minh được xem là một yếu tố bệnh lý của nhân cách, có thể tiên đoán được trước một vài rối loạn cơ bản như rối loạn khí sắc hoặc hành vi chán ăn, nghiện… Nhưng sự đoán trước này không có nhiều ý nghĩa, giả định 1 cá nhân sống trong môi trường ganh đua uống dấm, dĩ nhiên người có năng lực phá hoại bản thân ở mức độ cao nhất không bao giờ được gọi là thằng hâm mà được kính cẩn gọi bằng mỹ danh: tiên tỉu.
Điều này cũng sẽ đúng với người nghiện thẩm mỹ, nghiện công việc, lưỡng cực, hưng cảm, chán ăn và vô vàn các rối loạn khác có liên quan gốc rễ từ cảm giác không hài lòng: Tôi làm một thứ không phải vì tôi cần thứ đó, tôi chỉ đơn giản cảm nhận bản thân không hài lòng với kết quả hiện tại. Xã hội không thiếu mỹ từ để chỉ những người thành công trong việc hủy hoại họ:
– Người thiếu nữ mang vẻ đẹp thời đại = hết thời cả xã hội quên tên.
– Người lao động mẫn cán, chăm chỉ = người thất bại trong đời sống cá nhân.
– Người thẳng tính, thẳng thắn, không nhượng bộ = quản lý căng thẳng có vấn đề dẫn đến rối loạn cảm xúc tức giận.
Nếu con người được sinh ra với tự do ý chí, giữa vô vàn cảm nhận, hà cớ gì lại chọn 1 thứ có hại cho mình để làm động cơ?
Ảnh minh họa: mô hình về mặc cảm tự ti có liên hệ đến chứng cuồng ăn chẳng phải là điều gì mới trong các nghiên cứu từ tận 20 năm trước

Để lại một bình luận