
Rối loạn giả bệnh lên người khác hay hội chứng Factitious Disorder imposed on another (FDIA), là một dạng rối loạn tâm thần mà người chăm sóc (thường là người lớn) sẽ cố tình gây tổn thương, tạo ra triệu chứng giả mạo, hoặc thậm chí là làm cho người phụ thuộc (thường là trẻ em) mắc bệnh, với mục đích thu hút sự chú ý y tế hoặc sự quan tâm từ những người xung quanh. Truyền thông hay đưa tin về rối loạn kiểu tâm lý kiểu này dưới tên hội chứng Munchausen.(MBP)
MBP là một rối nhiễu tâm trí rất nặng được ghi nhận trong DSM-IV, lần đầu tiên được mô tả bởi Tiến sỹ R.Asher vào năm 1951 khi diễn giải trường hợp của Baron Munchausen (tên đầy đủ là Freiherr von Münchhausen, 1720–1797). Baron sinh ra ở Đức nhưng phục vụ cho quân đội Nga đến năm 1750. Khi giải ngũ, Baron hay bốc phét về cuộc đời mình, chẳng hạn như cưỡi đạn pháo bay từ nơi này đến nơi kia, du lịch lên mặt trăng và mấy chuyện tóp tóp giật giật khác. Dưới con mắt của Ts Asher, Baron mắc một hội chứng giả chấn thương tâm lý để có thể bịa đặt ra các triệu chứng nhằm thu hút sự chú ý và thương cảm khi tiếp xúc với người khác. Ý tưởng này được Dr Meadow tiếp tục nghiên cứu để đến 1977, các triệu chứng của được miêu tả chính thức trong tạp chí The Lancet.
Theo quá trình phát triển, MBP được khoanh vùng quanh mối quan hệ gia đình và có sự biến đổi trong nội hàm khi hành động nói dối được người chăm sóc đưa ra để cố tình gây tổn thương hay bất lợi tinh thần cho người phụ thuộc: Người chăm sóc thường thực hiện những hành động gây tổn thương một cách tinh vi, có thể bao gồm việc ngụy tạo uống thuốc, tạo ra các triệu chứng hướng đến các chứng bệnh giả mạo, hay thậm chí là gây tổn thương với người phụ thuộc bằng cách sử dụng các phương tiện như các loại chất, thuốc lá, hoặc cố tình tạo ra tình huống nguy hiểm. Họ có thể liên tục đưa người phụ thuộc đến các cơ sở y tế, tìm kiếm sự chẩn đoán và điều trị, trong khi thực tế không có bệnh tật nào thật sự tồn tại.
Động cơ chủ yếu của người chăm sóc thường liên quan đến việc muốn thu hút sự quan tâm và sự chú ý của người khác, thậm chí có thể là để đạt được nhiều tiếng tăm làm việc chăm sóc người phụ thuộc. Trước khi mạng xã hội phát triển ầm ĩ như bây giờ, những trường hợp có MBP thường chỉ trong một cộng đồng nho nhỏ, nhưng ở bối cảnh hiện tại, việc bằng mọi giá tạo ra những sự chú ý từ cộng đồng một khi đã trở thành trào lưu thì gần như không thể đảo ngược: như selfie, check in hay check var.
——————
Trích: Một trường hợp MBP của Gypsy Rose
Gypsy Rose được cho biết cô sinh ra khỏe mạnh không bệnh tật. Khi Gypsy Rose được ba tháng tuổi, mẹ của cô, Dee Dee một mực tin rằng con gái mắc chứng ngưng thở lúc ngủ dù nhiều lần khám không tìm thấy dấu hiệu bệnh tật. Sau lần Gypsy Rose ngã xe bị xước đầu gối, Dee Dee nói con gái bị thương nặng và bắt ngồi xe lăn từ lúc đó, đồng thời không cho tới trường.
Sau khi ly dị, Dee Dee đưa con gái tới bang Louisiana. Tại đây, người mẹ một mực khẳng định với bác sĩ rằng con bị chứng cơ bắp teo dần dù xét nghiệm cho kết quả âm tính. Dưới đề nghị của mẹ, Gypsy Rose phải trải qua nhiều lần phẫu thuật cải thiện thị lực mắt và gỡ bỏ tuyến nước bọt do “chảy nước dãi quá nhiều”. Vì tác dụng của thuốc, cô bé bị rụng gần hết răng và phải ăn bằng ống xông.
Cảnh sát phát hiện hầu hết các bác sĩ đều tin lời Dee Dee mà không kiểm chứng, có thể vì bà từng làm trợ lý điều dưỡng. Nếu bác sĩ tỏ ra ngờ vực, Dee Dee ngừng đưa con tới đó khám.
Gypsy Rose kể luôn bị mẹ nắm tay kiểm soát mỗi khi xuất hiện trước mặt người lạ. Nếu lời nói của Gypsy Rose có dấu hiệu cho thấy không bị bệnh, mẹ sẽ siết mạnh tay để nhắc nhở. Trong nhà, Dee Dee thường đánh con bằng tay hoặc dùng móc treo áo. Dee Dee ngăn cản chồng gặp con, nên hai bố con chỉ nói chuyện qua điện thoại.
Năm 2005, sau khi bão Katrina đổ bộ, Dee Dee cùng Gypsy Rose chuyển tới bang Missouri. Gặp ai Dee Dee cũng nói con không may mắc phải nhiều bệnh tật, thậm chí là thiểu năng và ung thư. Hình ảnh bà mẹ đơn thân chăm sóc con gái ốm yếu khiến hai mẹ con trở thành “người nổi tiếng”.
Bài gốc https://vnexpress.net/cai-chet-cua-ba-me-don-than-ven-man-bi-kich-gia-dinh-tai-my-3946940.html
Để lại một bình luận