Người nuôi dưỡng ái kỷ

Case study nhanh:

– Chị H (1984) ở cùng con gái tên Q (2012) và người tình độ tuổi hồng hài nhi (1987). Từ 2019, khi con chị mới 7 tuổi, chị H đã bắt đầu táy máy cơ thể của cháu.

– Tua nhanh đến tháng 3/2024, chị H chủ động cho con xem phim nhạy cảm.

– Tháng 6/2024: chị yêu cầu con thực hiện các hành vi giống phim nhưng cháu kháng cự. Lúc này, chị tìm cách cưỡng bức Q theo yêu cầu của hồng hài nhi ở cạnh.

– Tháng 12/2024: đối tượng H ép con có quan hệ gần gũi với người tình với lý do làm thế thì cả 2 mẹ con sẽ “đổi đời”. Nạn nhân chống cự quyết liệt nên H hiệp lực cùng tình nhân thực hiện hành vi này bằng được.

– Ngày 12/12/2024, nhờ người dân tại địa bàn tố cáo nên cháu Q mới thoát khỏi tình trạng cưỡng bức và lạm dụng này.

Có nhiều lý do để một người nuôi dưỡng muốn hại đứa trẻ mình đang chăm sóc. Sự hãm hại có thể rõ ràng 10 mươi với người đứng quan sát, như một vì tinh tú lấp lánh trên bầu trời rộng lớn, nhưng với người trải nghiệm, từng khoảnh khắc, từng khung hình, họ chỉ tập trung họa một bức tranh mà cuộc đời họ mong.

Một vài dấu hiệu để nhận biết kiểu phụ huynh không nên ở gần để nuôi dưỡng, thậm chí là tiếp xúc với trẻ:

– Coi con cái là phần mở rộng của bản thân: con cái được đẻ ra với nhiệm vụ dưỡng già, là của để dành, để hiện thực hóa giấc mơ của cha mẹ. Hành vi điển hình là khoe thành tích của con như thành tích của mình.

– Thiếu sự đồng cảm: phớt lờ nhu cầu của con, hạ thấp con cái, coi cảm xúc và mong muốn của con cái là một lỗi tính cách. Câu nói điển hình: “con phải hiểu cho bố mẹ” hoặc câu chuyện của con luôn được kết lại bằng: “ngày xưa bố, mẹ [khoe khoang thành tích, tôn vinh bản thân]”

– Kiểm soát thao túng: Con không có tự do, không có bạn, không hoạt động ngoại khóa, không có tự trọng, không được yêu. Chiến thuật phổ biến: đe dọa, đổ lỗi, tạo mặc cảm tội lỗi không thoát ra được.

– Tìm kiếm sự ngưỡng mộ: Luôn có nhu cầu được khen ngợi bởi con, con cái bị đập bầm dập nếu dám có nửa câu trái ý phụ huynh. Thành công của con bị hạ thấp giống như ăn may thay vì nhờ vào năng lực. Câu cửa miệng: con thấy bố/mẹ có siêu/xinh/giỏi không? hoặc “Tưởng thế nào, bố mẹ thấy thành tích này cũng thường”

– Ghen tị: Không hài lòng với sự thành công hoặc sự chú ý mà con được nhận. Không đồng tình với lời khen mà mọi người dành cho trẻ. Suy nghĩ thường trực: May có tôi mà con tôi mới…


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin tác giả


Tìm kiếm


Danh mục