“Con người hiện đại chỉ có khả năng chú ý 8 giây, thua cả con cá vàng là 12 giây”.
Đâu đó trên mạng, các mình hay đọc được thông tin kiểu này rồi thì thầm vào tai nhau mấy câu đại khái: ủ ôi, sợ chưa, đấy nhá liệu mà cai phôn khôn với mấy cái màn hình dần đi.
Kể ra trong 1 câu mà đưa ra đến tận 2 thông tin sai thì người viết hẳn cũng phải có tài hơn cả quán quân giải phông bạt sao kê bão Milton sắp tới. Thử nghĩ một cách logic mà xem, nếu con cá vàng chú ý vào một thứ gì đó và mất chú ý sang một thứ khác thì các mình đo nó kiểu gì? Khoa tâm lý của đại học Plymouth, UK từng có nghiên cứu về hành vi cá vàng và chứng minh được chúng có khả năng ghi nhớ tương đối tốt, có khi ngang ngửa cả chuột và chim bồ câu. Mà rất nghịch lý, nếu con cá vàng có tư chất kém cỏi đến vậy thì sao ngành tâm lý thần kinh và các đồng chí nghiên cứu về trí nhớ nói chung lại chọn loài này làm đối tượng nghiên cứu cơ sở hình thành trí nhớ? Để trêu tức giang cư mận hay gì?
Điểm thứ 2, sự chú ý của con người hiện đại bị phụ thuộc vào 2 thứ: tính chất của nhiệm vụ đang làm cũng như khuynh hướng tự nhiên của cá nhân. Khuynh hướng tự nhiên thì thôi không nói, chúng mình cứ đồng tình với nhau là do cơ địa hay bẩm sinh nó vậy. Riêng phần tính chất nhiệm vụ là thứ quan trọng cần hiểu kỹ tí chứ không thì bị nhà báo xỏ dây thừng qua mũi dắt đi ngay.
Các bạn mình cứ nhớ rằng: luyện tập cơ thể chính là luyện tập trí não. Ví dụ các bạn phải làm việc nhiều trên máy tính thì chỉ cần thể lực tốt hơn là các bạn đã tự cải thiện hiệu suất gần 10% rồi. Vậy nên, nếu thực tế cơ thể chỉ sử dụng rất ít bộ phận để làm việc, tư duy, ra quyết định thì khả năng tập trung, chú ý cũng sẽ có khuynh hướng tương ứng với hoạt động cơ thể này.
Ở góc độ năng suất, các mình nên nhìn nhận rằng với rất ít thời gian mà có thể thu nạp thông tin, phân loại, chọn lọc, ra quyết định thì nên xem đó là khả năng thích ứng, phát triển chứ không phải thụt lùi của thế hệ sau. Trước đọc báo mất 10 phút thì nay Chatgpt tóm tắt đủ ý chính đọc nhanh trong 30 giây, chẳng phải như vậy là năng suất bùng nổ tăng cái đùng 20 lần mà chẳng cần phải mất sức gì nhiều đó sao? Tương tự với các hoạt động tương tác thông tin khác: vì hệ thống buộc cá nhân phải vừa nhanh vừa ngắn lại còn chính xác, cá nhân mới làm được điều đó thuận lợi, hệ thống mà ì ạch có muốn nhanh cũng chẳng nổi.
Cảm nhận về sự tập trung rất dễ rơi vào thiên kiến xác nhận khi chỉ khoanh vùng 1 số hoạt động mà bỏ qua các hoạt động khác cũng quan trọng không kém. Chẳng hạn người trưởng thành ở UK cho rằng mình chỉ check điện thoại 25 lần/ngày thôi nhưng thực tế đo được tầm khoảng 80 lần/ngày. Hay 51% số người được hỏi cho rằng công nghệ hủy hoại cuộc sống của họ, khiến họ có ít thời gian tập trung hơn nhưng có đến 60% phản hồi cho thấy công nghệ mang đến các giải pháp tức thời, hiệu quả trong tầm tay. Lợi hay hại phụ thuộc vào tính chất công việc mà ở đây tính chất còn đang bị nhìn nhận nước đôi thì ai khẳng định 8 giây tập trung là năng suất hay là biểu hiện của thiếu ý chí bi giờ?
Mà kể cả các bạn không biết bài này, cứ giả định lý thuyết 8 giây là đúng, chắc trường học phải chia nhỏ bài ra thành các cấu phần li ti, mỗi cấu phần chỉ khít vừa 7 giây thôi, mà thế thì lấy hơi, uốn lưỡi, hắng giọng đã mất 6 giây rồi. Phim truyền hình dài tập cũng không được phép có cảnh nào quá 8 giây kẻo người xem chuyển kênh xem phim khác mất. Nhưng các mình có thấy cái gì như thế không? Không đúng không nào, thế nên đọc báo cũng nên lắc não để tránh tổn thất không đáng có do giảm IQ, nhé~

Ảnh: thông tin truyền thông từ một bệnh viện to to nhưng lại cho những thông tin rất là khó hiểu.
Ý thứ 2 không liên quan, trí nhớ con người phụ thuộc vào cách nó được sắp xếp và tương tác với môi trường xung quanh chứ không phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc. Các siêu trí nhớ đều rèn luyện để bản thân nhớ được lâu hơn, chính xác hơn với ít thời gian hơn. Dominic O’Brien ghi nhớ vị trí từng lá của 6 bộ bài trong khoảng hơn 2 phút và 54 bộ bài trong khoảng 54 phút.
Ý thứ 3 thì mình chưa có thời gian check lại xem đúng sai thế nào.
Để lại một bình luận